Doanh nghiệp cần làm gì khi bị vu khống và cạnh tranh không lành mạnh

Vu khống là gì?

Vu khống được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt những chuyện không có thật; loan truyền những chuyện không có thật cho đối tượng khác về vi phạm pháp luật… Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn,… Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị mất uy tín hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vu khống.

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một trong những quyền được pháp luật tôn trọng được quy định tại điều 3 Luật cạnh tranh 2018, cụ thể: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.

Điều 45 nêu Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau: ”Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.

Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định để bảo vệ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: “Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Theo đó khi doanh nghiệp gặp phải trường hợp bị vu khống, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của cá nhân, doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp có quyền vận dụng các quy định pháp luật về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, có thể khởi kiện cá nhân hay tổ chức cố tình vu khống lên tòa án, đề nghị bên vu khống cải chính thông tin, xin lỗi và bồi thường thiệt hại (căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, khi phát hiện có sự vu khống, cạnh tranh không lành mạnh DN cần tự bảo vệ mình trước, phải thu thập ngay bằng chứng, từ đó DN có thể quyết định đưa ra tòa án hay công an để bảo vệ quyền lợi chính đáng.

 Khi bị vu khống, cạnh tranh không lành mạnh DN cần thực hiện ngay các bước sau:

  • Thông tin ngay đến người tiêu dùng của mình, khẳng định thông tin sai sự thật với những bằng chứng rõ ràng cụ thể;
  • Chuyển ngay những thông tin, thông cáo báo chí cho cơ quan chức năng yêu cầu truyền thông hạn chế thông tin phát tán ra ngoài;
  • Doanh nghiệp phải họp với chính quyền địa phương và công an địa phương để truy tìm ra những người tung tin để xử lý.

Khi doanh nghiệp gặp phải trường hợp bị vu khống, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của cá nhân, doanh nghiệp đó thì tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ, khắc phục thiệt hại cũng như yêu cầu xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật Dân sự hay pháp luật Hình sự.

Trách nhiệm hành chính

Hành vi tung tin đồn thất thiệt lên các trang mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa đến 70 triệu đồng theo quy định tại Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2020

Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội quy định phạt tiền từ  50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi tung tin nói xấu trên mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Nếu xác định được người thực hiện hành vi tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.”

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét và nghiên cứu, đề xuất Quốc hội các cơ chế phối hợp giữa DN, cơ quan quản lý và DN nước ngoài sở hữu MXH để xử lý nhanh trong trường hợp xuất hiện thông tin sai sự thật, tin giả, bôi xấu DN. Một số quy định mới về tin giả và ảnh hưởng đến DN cũng đang được nghiên cứu ban hành để hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng DN trong cuộc chiến với tệ nạn này, không để DN đơn độc đi khởi kiện.

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Doanh nghiệp cần làm gì khi bị vu khống và cạnh tranh không lành mạnh. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.