Tư vấn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Ngày nay, khoa học công nghệ được hình thành và phát triển mang tính ảnh hưởng quyết định đối với năng suất lao động, tạo tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nó là đại diện cho sức sáng tạo của con người có những nét đặc trưng riêng không giống với những tài sản khác, nó là tài sản vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình và nó rất dễ bị chiếm đoạt, chiếm dụng. Từ đó, quyền sở hữu công nghiệp được hình thành nhằm bảo vệ những sáng tạo đó của con người. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, một bên (bên chuyển giao) chuyển quyền sở hữu độc quyền sang cho bên kia (bên được chuyển giao), còn bên được chuyển giao phải thanh toán tiền cho bên chuyển giao theo thỏa thuận.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ)

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Chủ thể của Hợp đồng chuyển nhượng: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; (Lưu ý: Cần đảm bảo các thông tin trên là chính xác dựa trên các giấy tờ hoặc nguồn thông tin tin cậy)
  • Căn cứ chuyển nhượng: Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng; (Lưu ý: Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp)
  • Giá chuyển nhượng: Bao gồm: giá, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán; Xử lí trong trường hợp chậm thanh toán do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm (khoản 9 điều 1  Thông tư 18/2011/TT-BKHCN)

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định);
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ)

  • Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Tư vấn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.