Thủ tục kiểm tra phòng cháy, chữa cháy

Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy là một hoạt động mang tính chất thường xuyên, định. Hoạt động này không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền quản lý mà còn là trách nhiệm của chủ cơ sở sở hữu các công trình có thiết kế, phương tiện có nguy cơ cháy, nổ cao.

Kiểm tra PCCC bao gồm các nội dung như sau:

  • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng;
  • Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công
  • Công tác phòng cháy, chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

Các đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm tra:

  • Các cơ sở thuộc Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
  • Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
  • Công trình thuộc Phục lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy.

Hình thức kiểm tra theo 03 hình thức bao gồm thường xuyên, định kỳ, đột xuất. Trong đó, mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể có yêu cầu, trách nhiệm sau:

  • Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng phải tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
  • Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi có vi phạm hoặc nguy cơ cháy nổ cao với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất
  • Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, III và mỗi năm một lần đối với Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục kiểm tra:

Kiểm tra định ký:

  • Chủ tịch UBND xã và Cơ quan Công an tiến hành thông báo cho đối tượng được kiểm tra trước 03 ngày làm việc với các nội dung bao gồm: thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Trong trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải báo cho cơ quan cấp dưới biết.
  • Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra.
  • Thông báo kết quả cho cơ quan quản lý trực tiếp;

Kiểm tra đột xuất:

  • Chủ tịch UBND xã, UBND huyện trở lên, Cơ quan Công an phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.
  • Người đứng đầu đoàn kiểm tra xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp;
  • Đối tượng được kiểm tra cung cấp tài liệu liên quan và cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra.

Khi tiến hành mọi công tác kiểm tra đoàn kiểm tra đều phải tiến hành lập biên bản, có chữ ký của tất cả những người tham gia.

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Thủ tục kiểm tra phòng cháy, chữa cháy. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869