Thủ tục xử lý nợ xấu

Một khoản nợ khi chuyển thành nợ xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vì thiếu hiểu biết pháp luật mà thực hiện “làm liều”, dùng những biện pháp “giang hồ” để xử lý nợ xấu. Khi ấy, uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ, nợ chưa chắc đã thu hồi được mà rất có thể bị truy cứu trách nhiệm khi vi phạm các quy định của pháp luật. Dịch vụ 3S sẽ tư vấn xử lý nợ xấu cho doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, nợ mất khả năng thanh toán

Theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn xử lý nợ xấu của Dịch vụ 3S, nợ xấu thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:

(1) Một trong các bên vi phạm thời gian giao hàng dẫn đến trì hoãn thanh toán

(2) Hai bên không thống nhất được về số lượng, chất lượng của hàng hóa

(3) Một bên có khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán

(4) Có hành vi gian dối, thiếu thiện chí, trung thực trong quá trình thực hiện hợp đồng

(5) Có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Doanh nghiệp tự xử lý nợ xấu thường không hiệu quả, vì sao?

(1) Đội ngũ cán bộ xử lý nợ không chuyên nghiệp, thiếu kiến thức

(2) Thiếu kỹ năng xử lý hồ sơ, kinh nghiệm giao tiếp, xử lý đối với đối tượng nợ hoặc cơ quan nhà nước

(3) Nhiều khi do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến hết thời hiệu yêu cầu pháp luật bảo vệ (hết thời hiệu khởi kiện) dẫn đến việc đòi nợ trở nên bế tắc.

(4) Giải pháp xử lý nợ xấu tốt nhất cho các doanh nghiệp là tìm đến những đơn vị chuyên xử lý nợ xấu uy tín

Các bước tư vấn xử lý nợ xấu tại Dịch vụ 3S

(1) Cử luật sư kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ để tìm căn cứ pháp lý, số liệu nợ cần xử lý

(2) Nhân viên 3S xác định nơi cư trú thực tế của đối tượng nợ (trong trường hợp tổ chức thay đổi trụ sở hoặc cá nhân thay đổi nơi ở)

(3) Đánh giá khả năng thanh toán của đối tượng nợ

(4) Luật sư 3S đại diện cho khách hàng tiếp xúc với đối tượng nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ

(5) Luật sư tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất, tối ưu nhất theo quy định của pháp luật

(6) Luật sư thực hiện các trình tự tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn.

Thủ tục xử lý nợ xấu thông qua tố tụng, Dịch vụ 3S sẽ giúp khách hàng

(1) Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan việc thu nợ

(2) Luật sư đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) nộp đơn khởi kiện ra tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ theo luật định

(3) Cử luật sư giỏi, kinh nghiệm tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tại tòa án các cấp

(4) Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tham gia thi hành án

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Thủ tục xử lý nợ xấu. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.