Quy định của pháp luật về không có khả năng bồi thường thiệt hại

Bất cứ chủ thể nào trong xã hội, đó có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước… đều có khả năng là chủ thể gây ra thiệt hại với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên không phải người nào cũng có đủ khả năng để chịu trách nhiệm với những thiệt hại mà mình gây ra. Bài viết dưới đây của Dịch vụ 3S sẽ hướng dẫn bạn nên làm thế nào khi không có khả năng bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không quy định đối với các chủ thể khác.

Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân cụ thể như sau:

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  • Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp người gây thiệt hại dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.

  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình.

Trường hợp người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.

Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Không có khả năng bồi thường thiệt hại phải làm sao?

Rất nhiều trường hợp đã xác định phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng thực tế người phải bồi thường không có khả năng bồi thường thiệt hại, phổ biến là trường hợp người đó không có tài sản để bồi thường.

Căn cứ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại nếu không có khả năng bồi thường thì có thể thương lượng được với bên bị thiệt hại về việc giảm mức bồi thường.

Nếu các bên không thỏa thuận được về mức bồi thường dẫn tới việc phải làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì có thể đề nghị Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu:

  • Thiệt hại quá lớn so với tình hình kinh tế và bản thân không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý;
  • Do tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường hoặc do bên bị thiệt hại cũng có lỗi…

Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý gây thiệt hại thì không được áp dụng nguyên tắc này bởi vì người gây thiệt hại chú ý gây ra thiệt hại mà theo lỗi cố ý gây thiệt hại là người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là gây thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Khi mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại.

Tất nhiên, điều kiện này luôn đi cùng với điều kiện lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm, để xác định như thế nào là: “thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình” là một vấn đề khá phức tạp.

Như vậy, không phải trong trường hợp nào người gây thiệt hại cũng được giảm mức bồi thường.

Người đó phải đảm bảo được hai điều kiện là không có lỗi hoặc do lỗi vô ý mà gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài như trên thì họ mới được giảm mức bồi thường thiệt hại.

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Quy định của pháp luật về không có khả năng bồi thường thiệt hại. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.