Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ rằng bảo lãnh ngân hàng là một công cụ thanh toán. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi bảo lãnh là cách thức bảo đảm của tổ chức tín dụng với người được yêu cầu bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Qua việc phân tích các đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng sẽ cho chúng ta phân biệt được các khái niệm này. Chính vì vậy, Luật QGVN xin giới thiệu đến quý khách hàng khái niệm Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Với câu hỏi Bảo lãnh ngân hàng là gì? QGVN xin định nghĩa như sau:

Bảo lãnh ngân hàng là cách thức mà tổ chức tín dụng, cụ thể là các tổ chức được quy định Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) khi các tổ chức này cam kết với bên nhân bảo lãnh.

Sau khi tổ chức tín dụng thực hiện thanh toán các khoản tài chính này, Bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo lãnh các khoản nợ trên.

Các loại bảo lãnh ngân hàng hiện nay

Tùy thuộc theo các cách phân loại khác nhau mà tương ứng với nó là các loại bảo lãnh ngân hàng của cách phân loại đó.

1/ Theo phương thức pháp hành bảo lãnh: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh xác nhận, Đồng bảo lãnh

2/ Theo cách thức sử dụng: bảo lãnh có điều kiện, bảo lãnh không điều kiện

3/ Theo mục đích sử dụng: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành.

Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn có thể bao gồm: Thư tín dụng dự phòng, Bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Lợi ích của bảo lãnh ngân hàng

– Tránh được những rủi ro trong hoạt động, các mặt tài chính, kinh phí của công ty, doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, với bên bán sau khi giao hàng mà bên mua chậm thanh toán hoặc không thanh toán dẫn đến thất thoát về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Ngược lại đối với bên mua rủi ro phát sinh là khi bên mua đã thực hiện thanh toán đầy đủ như đã cam kết trong hợp đồng nhưng người bán lại không thực hiện giao hàng, hoặc không thực hiện theo đúng như hợp đồng dẫn đến rủi ro mất tiền và hàng.

– Các bên trong hợp đồng mua bán thương mại không phải thanh toán ngay những chi phí cho bên kia nếu cam kết có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Đây cũng chính là cơ sở để trì hoãn được nghĩa vụ thanh toán như đã kí kết trong hợp đồng cũng như làm gia tăng giá trị tài sản lưu thông.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng bao gồm 06 bước:

Bước 1: Lập hợp đồng mua bán trong đó có điều khoản cam kết sử dụng phương thức thanh toán bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Lập và gửi hồ sơ yêu cầu bảo lãnh đến tổ chức tính dụng. Bao gồm các loại tài liệu sau: Giấy đề nghị bảo lãnh, hồ sơ pháp lý, hồ sơ mục đích, hồ sơ tài chính kinh doanh, hồ sơ tài sản biến động.

Bước 3: Tổ chức tài chính tiến hành thẩm định.

Bước 4: Tổ chức tính dụng gửi thông báo bảo lãnh để xác nhận cho bên nhận bảo lãnh.

Bước 5: Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã cam kết với bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Bước 6: Bên được bảo lãnh hoàn trả đầy đủ các khoản nợ mà tổ chức tài chính đã thực hiện thay mình cho bên nhận bảo lãnh

DICHVU3S – Số 1 về tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0916 158 666

Google maps: https://bit.ly/38pJFOa

#https://www.qgvn.vn/ #Quy định pháp luật về xe tự chế mới nhất năm 2021 #qgvn