Bất khả kháng trong Giải quyết Tranh chấp Thương mại Quốc tế

Đây là một bản án được trích ra từ 50 Phán quyết của Trọng tài thương mại Quốc tế chọn lọc, tài liệu của VIAC về một sự kiện Bất khả kháng mà Bị đơn viện dẫn ra để miễn trừ nghĩa vụ nhận hàng, sau đó lý do này đã bị bác bỏ và được giải thích rất rõ ràng bởi Hội đồng trọng tài của ICC.

Các bên xảy ra tranh chấp

Nguyên đơn: là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc một quốc gia đang phát triển (doanh nghiệp X)

Bị đơn: Công ty nước ngoài Y

Những vấn đề tranh chấp chính cần được giải quyết:

 − Việc giải thể của Bị đơn trong quá trình tố tụng

− Bất khả kháng

Tóm tắt vụ việc:

Để phản ứng lại việc chính phủ một quốc gia đang phát triển áp dụng biện pháp quốc hữu hóa lên các công ty nước ngoài. Các công ty nước ngoài bị quốc hữu hóa sau khi khai thác các nguyên liệu thô trên lãnh thổ quốc gia này đã giao tài sản cho một Doanh nghiệp X cũng có kinh doanh các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài tuyên bố rằng các nguyên liệu thô mà họ đã khai thác và giao lại sẽ bị tịch thu nếu họ phát hiện ra chúng được bán ra ngoài thị trường thế giới.

Sau khi nhà nước này áp dụng các biện pháp quốc hữu hóa, doanh nghiệp X với chức năng là khai thác và kinh doanh các nguyên liệu tự nhiên đã ký kế hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác từ nhiều quốc gia trên thế giới. Một số bạn hàng đã vì thế mà từ chối nghĩa vụ nhân hàng với lý do lời đe dọa tịch thu hàng của các công ty nước ngoài bị quốc hữu hóa đã tạo ra một sự kiện bất khả kháng và do đó thì họ không thể hoàn thành nghĩa vụ nhận hàng.

Phán quyết mà trọng tài đưa ra:

Các trọng tài viên của ICC đưa ra các phán quyết cho doanh nghiệp nhà nước thắng kiện sau khi bác bỏ lý do bất khả kháng mà các Bị đơn đưa ra.

Phân tích phán quyết của Trọng tài

  • Thế nào là bất khả kháng trong thương mại quốc tế

Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, nghĩa vụ nhận hàng của Bên mua là rất quan trọng vì việc chậm trễ thực hiện trong khâu nhận hàng sẽ gây ra những chi phí phát sinh như: Chi phí kho bãi, bốc dỡ hàng, trả lãi ngân hàng,… sẽ thiệt hại không nhỏ cho Bên bán. Ngoài ra, trong trường hợp chậm trễ nghĩa vụ nhận hàng, Bên mua đã viện lý do rằng những hành động của mình đều là ví sự kiện bất khả kháng nhằm chối bỏ trách nhiệm không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc nhận hàng – do vây, cần đi sâu vào dấu hiệu về vấn đề thế nào là một sự kiện Bất khả kháng. Bất khả kháng có hai dấy hiệu đó là: (i) không thể lường trước rằng sự kiện đó sẽ xảy ra trong tương lai và (ii) hậu quả mà nó gây ra là không thể tránh được.

  • Về sự kiện bất khả kháng mà Bị đơn đưa ra

Sau khi tiếp nhận bản tự bảo vệ và khẳng định được địa vị tổ tụng của Bị đơn, các trọng tài viên của ICC đã tiến hành giải quyết những nội dung chính của vụ kiện trong đó bao gồm cả về sự kiện Bất khả kháng mà Bị đơn nêu ra, nhưng đã bị bác bỏ vì những lý do sau:

Trước hết, một sự kiện bất khả kháng theo nghĩa là sự kiện được xác định bởi hai yếu tố được nêu trên:

  • Sự kiện đó không thể lường trước được (được hiểu là không có bất cứ lý do đặc biệt nào đó để cho rằng sự kiện đó có thể xảy ra)
  • Sự kiện đó là không thể tránh được (được hiểu là sự kiện đó xảy ra khiến cho Bị đơn ở trong tình trạng hoàn toàn không thể khắc phục được và do đó không thể thực hiện được Hợp đồng)

Xét trường hợp cụ thể này, Hợp đồng giữa Bị đơn và Nguyên đơn đã được ký kết vào thời điểm quốc gia đang phát triển đó đã thực hiện các biện pháp quốc hữu hóa và các rắc rối phát sinh từ việc quốc hữu hóa đó đã bắt đầu xuất hiện, do đó có thể thấy rằng sự kiện Bất khả kháng mà Bị đơn viện dẫn không bao gồm yếu tố “không thể thấy trước” mà pháp luật đòi hỏi. Hơn nữa, Nguyên đơn cũng có những bằng chứng chứng minh được rằng những hợp đồng tương tự như Hợp đồng Nguyên đơn ký với Bị đơn, trong cùng một giai đoạn này, những bạn hàng khác cũng đã thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hóa mà họ đã mua như thường lệ.

Do vậy, lý do Bị đơn đưa ra là đã gặp một sự kiện Bất khả kháng làm cho Bị đơn không thể thực hiện được hợp đồng đã ký là không thể chấp nhận được và do đó không thể miễn trách nhiệm của Bị đơn trong trường hợp này.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam – Hiệu quả, chuyên nghiệp, nhanh chóng

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0916 158 666

Google maps: https://bit.ly/38pJFOa

#https://dichvu3s.vn/ #Bất khả kháng trong Giải quyết Tranh chấp Thương mại Quốc tế #dichvu3s