Xử lý khủng hoảng truyền thông theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng, tốc độ truyền thông tin được truyền tải với tốc độ được tính bằng giây thay vì mất hàng tuần như trước đây. Chính vì thế truyền thông trở thành phương tiện phổ biến để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình. Truyền thông có tính hai mặt của nó và thường khi xảy ra khủng hoảng truyền thông thì truyền thông đáng đi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.

Khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của công ty và hoặc niềm tin của các bên liên quan. Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một nghị định đột ngột của chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào khác.

Khủng hoảng truyền thông có thể đến từ nhiều hình thái khác nhau nhưng hai nguồn chính là chủ thể đại diện hình ảnh của doanh nghiệp và chính sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang cung ứng ra thị trường. Việc xác định nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là một trong các bước xử lý khủng khoảng mà doanh nghiệp cần thực hiện trước khi lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp.

Xử lý khủng hoảng truyền thông theo luật Việt Nam.

Có nhiều cách để xử lý khủng hoảng truyền thông, nhưng một trong những cách hữu hiệu và có giá trị pháp lý cao là áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành vào xử lý khủng hoảng.

Luật Việt Nam hiện hành không điều chỉnh trực tiếp vấn đề khủng hoảng truyền thông, nhưng căn cứ vào các hành vi dẫn đến khủng hoảng có thể đưa ra các quy định về bảo vệ uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm cho cá nhân thông qua ngăn cấm việc đưa thông tin xuyên tạc, vu khống. Theo đó, khi tổ chức hay cá nhân cho rằng thông tin nào đó đề cập đến mình là xuyên tạc, vụ khống thì được thực hiện các quyền sau:

  • Yêu cầu cơ quan báo chí đăng thông tin phản hồi;
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, Cục báo chí;
  • Khởi kiện vụ án dân sự;
  • Yêu cầu xử lý hình sự.

Yêu cầu cơ quan báo chị đăng thông tin phản hồi:

Theo quy định pháp luật, một tờ báo có trách nhiệm cần phải: Đưa thông tin trung thực, đảm bảo tính xác thực của nguồn tin; Bị cấm đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; Danh dự, nhân phẩm của cá nhân (Trường hợp đã thông tin thì phải cải chính, xin lỗi).

Đối với chính các Cơ quan chủ quản của tờ báo cũng cần phải tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí. Tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

Thực hiện thủ tục khiếu nại

Doanh nghiệp có thể gửi khiếu nại bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản; Hoặc Cục Báo chí về: Bài báo, hình ảnh có dấu hiệu vi phạm.

Trong tình huống này, cơ quan báo chí có trách nhiệm: Đăng, phát ý kiến phản hồi của Doanh nghiệp trong tối đa ba số báo. Hồ sơ chuẩn bị rất đơn giản, thời gian giải quyết nhanh, chi phí thấp. Và đặc biệt là không làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín các bên.

Mặc dù pháp luật quy đinh cơ quan truyền thông phản hồi lại khiếu nại của doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên lại không nêu rõ chế tài xử lý khi không thực hiện trách nhiệm này. Bởi vậy mà trên thực tế Có rất nhiều trường hợp Doanh nghiệp không nhận được phản hồi từ phía báo chí. Những ý kiến phản hồi của Doanh nghiệp đưa lên đều bị bác bỏ và không được đăng tải.

Khởi kiện vụ án dân sự

Khi thấy việc khiếu nại không hiệu quả, Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc: Khởi kiện dân sự cơ quan báo chí ra tòa. Nếu Doanh nghiệp nhận thấy nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của mình.

Đây là biện pháp mạnh và rất hiệu quả. Vì Doanh nghiệp có thể nộp kèm với đơn khởi kiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp. Tạm ngừng đăng các bài viết mới có liên quan cho đến khi vụ việc được giải quyết xong.

Tuy nhiên đây sẽ là quy trình dài, đòi hỏi sự hiểu biết về luật pháp và tiêu tốn nhiều chi phí. Nhưng nó lại mang đến hiệu quả cao vì có chế tài buộc cơ quan báo chí phải thực hiện yêu cầu khởi kiện như: Cải chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại cho phía chủ thể.

Yêu cầu xử lý hình sự

Biện pháp cuối cùng cho Doanh nghiệp là: Tố cáo với cơ quan điều tra về vi phạm hình sự. Nếu như vụ việc có yếu tố cấu thành tội phạm.

Việc áp dụng các công cụ pháp lý chỉ nên thực hiện khi hội đủ các yếu tố:

–  Phải chắc chắn có dấu hiệu xâm phạm uy tín của doanh nghiệp;

– Phải được thực hiện trong một chỉnh thể quy trình xử lý bài bản;

– Phải thông cáo báo chí và thực hiện công tác truyền thông sau khủng hoảng để nhanh chóng lấy lại hình ảnh doanh nghiệp.

Sau cùng, điều quan trọng nhất, doanh nghiệp phải luôn tiếp cận vấn đề một cách cầu thị, không né tránh và sẵn sàng hợp tác với các tờ báo, người tiêu dùng, cơ quan nhà nước trên tinh thần các bên đều có lợi.

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Xử lý khủng hoảng truyền thông theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.