Lương thử việc tính như thế nào?

Mối quan hệ trong hợp đồng thử việc trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay xảy ra tương đối phổ biến. Đây là bước đầu tiền để nhà tuyển dụng cũng như người lao động xem xét trình độ, kĩ năng chuyên môn của người đó có phù hợp với công việc hay không?

Businessman run and jump on money stairs.

Tuy nhiên, một điều rất hay gặp phải hiện nay, là cả hai bên khi tham gia quan hệ này đều thường hay bỏ qua hay không quan tâm đến quyền và trách nhiệm của mình, điều này đã dẫn đến những vi phạm cũng như những trách chấp không đáng có. Vậy lương thử việc hiện nay được tính như thế nào?

Tiền lương thử việc là gì?

Tiền lương thử việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc trong thời gian thử việc theo thỏa thuận của hai bên nhưng tối thiểu phải băng 85% mức lương của vị trí công việc đó.

Cách tính lương thử việc

Để trả lời cho câu hỏi Lương thử việc tính như thế nào? Tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu quý khách hàng cách tính lương thử việc như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH tiền lương của một ngày công được xác định như sau:

Tiền lương 1 ngày = Tiền lương tháng: số ngày làm việc bình thường trong tháng

Trong đó:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày.

Tiền lương tháng được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối tiểu vùng do Chính phủ quy định, hiện nay áp dụng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Khu vực I mức lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/tháng.

+ Khu vực II mức lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/ tháng.

+ Khu vực III mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng.

+ Khu vực IV mức lương tối thiểu là 2.920.000 đồng/tháng.

– Các khoản phụ cấp lương do hai bên thỏa thuận cụ thể:

+ Phụ cấp lương hỗ trợ về các nhân tố như điều kiện làm việc, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, mức lương thu hút lao động…

+ Phụ cấp liên quan đến quá trình công tác và kết quả làm việc của người lao động.

– Các khoản bổ sung khác do các bên thỏa thuận bao gồm các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể và các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể.

Theo quy định tại điều 28 Bộ luật lao động  thì tiền lương thử việc của người lao động là do các bên thỏa thuận nhưng tổi thiểu phải bằng 85% mức tiền lương của công việc đó.

Vậy tiền lương thử việc 1 ngày = Phần trăm do các bên thỏa thuận x (tiền lương tháng của công việc đó : số ngày làm việc bình thường trong tháng).

Tiền lương thử việc 1 tháng = tiền lương thử việc 1 ngày x số ngày công thực tế mà người lao động đã làm việc trong một tháng.

Ví dụ:

Tiền lương tháng áp dụng chung cho lao động phổ thông của công ty T là 5 triệu đồng/tháng với số ngày làm việc bình thương là 26 ngày. Chị B là nhân viên hành chính nhân sự đang trong thời gian thử việc của công ty làm việc theo giờ hành chính, nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tháng 7/2020 có 31 ngày và chị B đi làm 20 ngày.

Hai bên thỏa thuận mức lương thử việc của chị B bằng 85% mức lương của công việc.

Tiền lương thử việc tháng 7/2020 của chị B = 85% x (5.000.000 : 26) x 20= 3.269.230 đồng.

Tiền lương lao động thử việc làm thêm giờ

Nếu trong quá trình thử việc mà người lao động làm thêm giờ thì tiền lương làm thêm giờ sẽ đươc tính căn cứ theo Khoản 1 Điều 97 Bộ luật lao động.

Tùy theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương công việc đang làm và ngày làm thêm đó rời vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết, nghỉ hưởng lương mà tiền lương của người lao động sẽ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Phần trăm tương ứng với ngày làm việc x đơn giá tiền lương thử việc

Trong đó:

– Đơn giá tiền lương sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lương thử việc mà các bên đã thỏa thuận. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức như đã phân tích ở trên.

Ví dụ: Nếu bên sử dụng lao động và bên lao động thỏa thuận với nhau tiền lương trong thời gian thử việc là 85% mức lương của công việc đó thì tiền lương làm thêm giờ sẽ tính theo 85% mức lương thử việc của công việc đó.

– Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày thường, tối thiểu bằng 150%

– Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, tối thiểu bằng 200%.

– Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hưởng lương, tối thiểu bằng 300%.

Không được trả đủ lương thử việc người lao động phải làm gì?

Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có hành vi này còn phải thực hiện biện pháp khác phục là buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

Bên cạnh đó, người lao động khi gặp phải tình huống này, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có thể:

1/ Khiếu nại trực tiếp đến ban giám đốc, lãnh đạo công ty hoặc trưởng bộ phận quản lý.

2/ Liên hệ sự hỗ trợ từ cơ quan đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động như công đoàn cơ sở hoặc cấp trên trực tiếp như tổng liên đoàn lao động.

3/ Gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo cùng những tài liệu, chứng cứ chứng minh về hành vi vi phạm pháp luật của công ty.

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Lương thử việc tính như thế nào?. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

 

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869