Nhà đầu tư là Công dân Việt Nam và có quốc tịch nước ngoài

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 118/2015/NĐ-CP về điều kiện và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài:

“1. Đối với các hoạt động đầu tư thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.

2. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, Nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác, khi lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà đầu tư trong nước mà không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại.

Phương án 1: Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế của Nhà đầu tư trong nước;

Phương án 2: Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế của Nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá:

  • Thứ nhất, Thủ tục đăng ký hoạt động của nhà đầu tư trong nước đơn giản hơn so với quy định áp dụng cho Nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam còn phải áp dụng thêm các quy định trong các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.
  • Thứ hai, Nhà đầu tư nước ngoài trước hết phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhưng đối với Nhà đầu tư trong nước thì không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà trước khi thực hiện dự án đầu tư phải được cơ quan đăng ký đầu tư cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  • Thứ ba, Nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường như tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; hình thức, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện đối với các danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường do Chính phủ quy định.

Trình tự, thủ tục thực hiện đối với phương án 1 như sau:

  • Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp tương ứng với loại hình tổ chức kinh tế mà Quý khách hàng lựa chọn;
  • Bước 2: Thông báo mẫu dấu
  • Bước 3: Đăng bố cáo thành lập
  • Bước 4: Thủ tục kê khai thuế, áp dụng phương pháp tình thuế, Thông báo phát hành hóa đơn, Chữ ký số khai thuế (1 năm), Hóa đơn điện tử 200 số và các dịch vụ sau thành lập khác.

Trình tự, thủ tục thực hiện đối với phương án 2:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị chấp thuận dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp thuận bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bước 3: Thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền cấp: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi Quý khách hàng có dự định thành lập doanh nghiệp;

Cơ quan cấp Giấy đăng ký chứng nhận đầu tư: Sở Kế hoạch và đầu tư

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Nhà đầu tư là Công dân Việt Nam và có quốc tịch nước ngoài. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869