Những rủi ro trong thương vụ M&A

Trên thực tế có nhiều thương vụ M&A lớn rất thành công tại Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra rủi ro khi thực hiện thương vụ M&A. Vậy có những rủi ro gì trong thương vụ M&A?

Thứ nhất, rủi ro về mặt pháp lý.

Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản); rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước; từ các hành động pháp lý của đối tác; rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,…. dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.

Vì vậy việc tiến hành kiểm tra các vấn đề pháp lý trước khi quyết định mua lại là thực sự cần thiết. Tùy vào từng giao dịch thực tế, ngành nghề đặc thù của doanh nghiệp mục tiêu trong hoạt động M&A hoặc tùy vào thỏa thuận giữa bên mua và bên bán mà các yêu cầu tài liệu cho vấn đề thẩm định pháp lý có thể được soạn thảo, điều chỉnh khác nhau nhưng tựu chung lại thì có thể tổng kết tài liệu sau đây :

1. Hồ sơ thành lập và hoạt động ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, Điều lệ doanh nghiệp và các giấy tờ cần thiết khác liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động);

2. Hồ sơ về vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp;

3. Hồ sơ về nhân sự và cơ cấu tổ chức;

4. Hồ sơ về lao động;

5. Hợp đồng, giao dịch;

6. Hồ sơ về tài sản của doanh nghiệp;

7. Hồ sơ về thuế, kế toán, ngân hàng;

8. Hồ sơ về xử phạt, tranh chấp và tố tụng (Danh sách và tài liệu có liên quan đến các tranh chấpcủa Doanh nghiệp/Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập; Các biên bản xử phạt hành chính/thanh tra, kiểm tra trực tiếp tới doanh nghiệp và các tài liệu khác cơ liên quan (nếu có);

Sau khi được cung cấp các tài liệu này, bên mua có thể tự tiến hành hoặc thuê các bên có chuyên môn về pháp lý như Luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư tiến hành thẩm định để đưa ra Báo cáo thẩm định pháp lý.

Thứ hai, rủi ro về mặt tài chính.

Đây cũng là rủi ro mà bên mua đặc biệt quan tâm. Những rủi ro này có thể gồm rủi ro về nguồn vốn (ví dụ như bên mua chưa góp đủ vốn, nguồn vốn kinh doanh không minh bạch…), rủi ro về tài sản (việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế), rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác. Thông thường để kiểm soát rủi ro về tài chính đối với những giao dịch M&A lớn các bên sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm trả, soát xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, tài sản và các vấn đề liên quan của doanh nghiệp để đưa ra báo cáo thẩm định tài chính. Ngoài ra có thể thuê các bên thẩm định giá để định giá tài sản của doanh nghiệp nếu như các bên không tự thỏa thuận được về việc định giá. Việc dựa trên các báo cáo này sẽ giúp bên mua nhìn ra được những số liệu và rủi ro liên quan đến tài chính để từ đó cân quyết định mua hay không, cũng như là căn cứ để đàm phán giá mua.

Thứ ba, rủi ro về thị trường và các rủi ro khác.

Lợi thế cạnh tranh thị trường cũng là một trong yếu tố mà bên mua đặc biệt quan tâm. Việc tận dụng tốt các lợi thế này sẽ giúp bên mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công tác xây dựng thị trường mà thay vào đó có thể bắt đầu khai thác những tiềm năng hiện có,..Tuy nhiên bên mua cũng cần cân nhắc những lợi thế này với rủi ro về pháp lý, tài chính và các rủi ro khác trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng doanh nghiệp.

Do vậy, doanh nghiệp cần phải nhận diện và kiểm soát được những rủi ro và tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp khác nhằm thúc đẩy mô hình kinh doanh của mình nên những tầm cao mới.

Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp lý về “Những rủi ro trong thương vụ M&A” xin vui lòng liên hệ với QGVN, số hotline 0916 158 666  để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết. Trân trọng!

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam – Hiệu quả, chuyên nghiệp, nhanh chóng

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

#đăng ký kiểu dáng công nghiệp #dichvu3s Hotline: 0916 158 666

Google maps: https://bit.ly/38pJFOa

#https://dichvu3s.vn/ #những rủi ro trong thương vụ M&A #dichvu3s