Phương thức giải quyết tranh chấp – Hòa giải bằng trọng tài

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay có những phương thức giải quyết tranh chấp như: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hay còn được gọi là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative dispute resolution – ADR). Theo những số liệu mà Bộ Tư Pháp đã khảo sát cung cấp, các phương thức được các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên mỗi khi có tranh chấp lần lượt là:  Thương lượng (57,8%); Tòa án (46,8%); Hòa giải (22,8%); Trọng tài (16,9%).

Có thể nói ở đây phương thức thương lượng được sử dụng nhiều nhất tuy nhiên là do giai đoạn mở đầu của hai bên có mỗi tranh chấp xảy ra trước khi đưa ra các cơ quan tài phán. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình thương lượng đều không đạt được kết quả giữa hai bên và phải tiếp tục đưa ra cơ quan tài phán như Trọng tài hoặc Tòa án. Thứ nhất là do việc vi phạm hợp đồng hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên dẫn đến sự ức chế của bên còn lại nên họ không thể đủ bĩnh tĩnh để nói chuyện hoặc thỏa thuận lại với nhau. Thứ hai, việc thông  cho có đạt được thỏa thuận thì thương lượng là phương thức không có cơ chế ràng buộc nên nếu tiếp tục có tranh chấp thì không thể giải quyết triệt để được và lại phải tiếp tục được giải quyết bằng phương thức khác. Việc thương lượng thành công phải phụ thuộc nhiều vào sự cảm thông, chia sẻ và mong muốn tiếp tục hợp tác của hai bên trong tương lai.

Phương thức như Tòa án hay Trọng tài được biết đến nhiều hơn là phương thức hòa giải do kết quả giải quyết tranh chấp có giá trị ràng buộc pháp lý, họ thường muốn chọn những phương thức chắc chắn hơn và tin tưởng hơn. Thêm vào đó, việc các cá nhận và doanh nghiệp có sự nhận biết về cơ quan giải quyết là Tòa án nhiều hơn nên tỷ lệ ưu tiên cao hơn.

  1. Hòa giải thương mại tại Việt Nam

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đang được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển do đặc thù của phương thức có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng, tính bảo mật, các bên tự mình chủ động để đưa ra kết quả giải quyết, không gây ảnh hưởng xấu và giữ được mối quan hệ với đối tác. Hơn nữa, nếu việc giải quyết tranh chấp qua hoa giải mà không đạt kết quả thì hai bên hoàn toàn có thể tiếp tục lựa chọn đưa tranh chấp của mình ra Tòa án hoặc Trọng tài mà không bị giới hạn

Dù có nhiều ưu điểm và việc phát triển rộng rãi trên nhiều vùng, quốc gia và lãnh thổ nhưng ở Việt Nam thì phương thức này vẫn chưa được chú ý đúng với tiềm năng của nó. Các thông tin về phương thức hòa giải còn hạn chế và theo nhiều người thì hòa giải là không có quy định và cơ chế ràng buộc giữa các bên nên những người ưu tiên phương thức này còn ít

Nhận thức được những lợi ích mà phương thức hòa giải mang lại, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định chi tiết về nguyên tắc hòa giải, trình tự thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại. Nghị định này đã quy định một cách toàn diện cho phương thức hòa giải để người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã rất chú trọng đến hòa giải khi dành riêng một chương XXXIII quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án.

  1. Cơ chế thực hiện phương thức hòa giải tại Việt Nam
  • Các bên gửi yêu cầu hòa giải đến một trung tâm hoà giải như trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC).

Khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp này bằng trọng tài bằng điều khoản trong hợp đồng như sau:

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng hoà giải tại Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm này.”

Trong cơ chế này, khi hai bên đống ý đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục của VMC. Nếu các bên hòa giải thành công thì VMC sẽ đưa ra “Văn bản về kết quả hòa giải thành”. Nếu các bên hòa giải không thành thì VMC sẽ đưa ra văn bản chấm dứt thủ tục tố tụng hòa giải.

  • Quy chế mô hình liên thông Trọng tài – hoà giải – trọng tài

Đây là mô hình liên thông Trọng tài – hoà giải – trọng tài (“VIAC-VMC Protocol”) nhằm kết hợp hiệu quả và lợi ích của cả hai phương thức này, tuy nhiên chưa được đưa vào áp dụng, mới chỉ được đưa ra xem xét để phát triển. Trong cơ chế này, các bên ban đầu không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp qua phương thức hòa giải. Nhưng các bên nếu có yêu cầu trong quá trình giải quyết qua trọng tài, Hội đồng trọng tài đã được chỉ định để giải quyết vụ kiện trọng tài sẽ là người tiến hành hòa giải.

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Phương thức giải quyết tranh chấp – Hòa giải bằng trọng tài. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869