Thẩm quyền quyết định về thẩm quyền tài phán của trọng tài trong tranh chấp Thương mại Quốc tế

Trong các vụ việc được đưa ra Trọng tài, vấn đề về thẩm quyền luôn gây ra rất nhiều tranh cãi trong các tranh chấp Thương mại Quốc tế. Xác định được thẩm quyền đối với Hội đồng Trọng tài là rất quan trọng, vì điều đó quyết định rằng yêu cầu khởi kiện của bên Nguyên đơn có được chấp thuận hay không, trong trường hợp không được chấp thuận thì Nguyên đơn không có quyền kiện Bị đơn ra Trọng tài Quốc tế. Dưới đây là một tranh chấp cho về một hợp đồng trang thiết bị được trích ra từ các phán quyết chọn lọc cho Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đưa ra, trong đó có tranh cãi về việc liệu Hội đồng Trọng tài có quyền xét xử tranh chấp do Nguyên đơn đệ trình.

Các bên xảy ra tranh chấp

Nguyên đơn : Người bán Mỹ

Bị đơn: Người mua Ấn Độ

Vấn đề tranh chấp được đưa ra:

Quyền tài phản của Hội đồng Trọng tài

Tóm tắt vụ việc:

Luật của bang New York sẽ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên. Điều khoản trọng tài qui định như sau:

“Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà các bên không có khả năng giải quyết thông qua đàm phán thương lượng thì sẽ được giải quyết chung thẩm theo qui tắc trọng tài ICC. Như qui định trong Qui tắc này, mỗi bên sẽ chọn một trọng tài viên, và Toà Trọng tài của ICC sẽ chọn trọng tài viên thứ ba. Tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện vào thời gian và tại địa điểm do Toà Trọng tài quyết định. Phán quyết trọng tài có thể được cho thi hành tại bất kỳ một toà án có thẩm quyền nào”.

Khi tranh chấp giữa các bên xảy ra, Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra trọng tài ICC yêu cầu Bị đơn thanh toán các khoản tiền mà Bị đơn chưa thanh toán và các khoản lãi suất khác. Bị đơn sau đó cũng kiện Nguyên đơn ra Tòa án tối cao Bombay với mong muốn Tòa tuyên rằng, việc Nguyên đơn đưa tranh chấp là trọng tài là vượt quá phạm vi của điều khoản trọng tài.

Nguyên đơn đã phản hổi lại rằng việc cơ sở đưa vụ tranh chấp ra Trọng tài ICC là theo những quy định tại Đoạn 3 Luật 1961 của Ấn Độ về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài mà những quy định đó tương đương với Điều 38 II (3) của Công ước New York 1958.

Quyết định của Toà án tối cao Bombay về yêu cầu của Bị đơn đã nhấn mạnh rằng vì Nguyên đơn đưa vụ kiện lên trọng tài nên Toà án này đình chỉ không xem xét vụ kiện mà Bị đơn đưa ra.

Lập luận của Bị đơn:

Các trọng tài viên không có quyền xác định phạm vi hay hiệu lực của điều khoản trọng tài của Hợp đồng và không có quyền xem xét, ra quyết định đối với những khiếu nại của Nguyên đơn. Vì thế trọng tài không thể quyết định việc các tranh chấp liên quan có thuộc phạm vi điều chỉnh của thoả thuận trọng tài hay không.  Lý do là vì nếu làm như vậy thì cũng có nghĩa là trọng tài quyết định luôn hiệu lực pháp lý của điều khoản trọng tài đối với các tranh chấp liên quan và do đó, quyết định luôn thẩm quyền của chính mình.

Phán quyết của trọng tài về vấn đề thẩm quyền:

Ủy ban trọng tài cho rằng lập luận này của Bị đơn là không thể chấp nhận được bởi cả hai bên đều thừa nhận rằng giữa họ tồn tại một hợp đồng có hiệu lực có chứa một điều khoản trọng tài nên trọng tài không có nghĩa vụ xem xét đây có phải một hợp đồng vô hiệu hay bất hợp pháp hay không. Về vấn đề xác định thẩm quyền của trọng tài thì tại Điều 8(3) và (4) Quy tắc tố tụng ICC quy định: “mọi quyết định liên quan đến thẩm quyền của các trọng tài viên sẽ do chính các trọng tài viên quyết định”. Nói cách khác, các trọng tài viên có “thẩm quyền về thẩm quyền”

Học thuyết Competence de competence

Đây là một học thuyết pháp lý, theo đó một cơ quan pháp lý, chẳng hạn như tòa án hoặc hội đồng trọng tài, có thể có thẩm quyền hoặc quyền tài phán, để phán quyết trong phạm vi thẩm quyền của mình đối với một vấn đề trước đó. Nguồn gốc của khái niệm này xuất hiện tại Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức. Kể từ đó, Competence de competence thường rất quan trọng trong trọng tài quốc tế.

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Thẩm quyền quyết định về thẩm quyền tài phán của trọng tài trong tranh chấp Thương mại Quốc tế. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869