Thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động phân phối sản phẩm theo hình thức bán lẻ tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

 Hoạt động bán lẻ nằm trong quyền được phân phối và là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Vậy Nhà đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký hoạt động này?

Để thực hiện quyền phân phối bán lẻ theo quy định tại điểm a, c Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy phép kinh doanh. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với Nhà đầu tư thuộc nước có tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
  • Đáp ước về điều kiện tiếp cận thị trường;
  • Có kế hoạch về tài chính;
  • Không còn nợ thuế nếu đã thành lập ở Việt Nam từ trên 01 năm.
  • Đối với Nhà đầu tư không cùng tham gia điều ước quốc tế nào với Việt Nam thì ngoài điều kiện về kế hoạch tài chính và thanh toán các nghĩa vụ về thuế thì phải đáp ứng các tiêu chí như: phù hợp quy định pháp luật; tính cạnh tranh; tạo được việc làm trong nước và đóng góp cho nguồn ngân sách Nhà nước.

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh gồm:

  • Đơn đề nghị cấp (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP)
  • Bản giải trình có nội dung theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
  • Tài liệu chứng minh về việc thanh toán các nghĩa vụ về thuế;
  • Giấy tờ chứng thực về tư cách pháp nhân như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ có liên quan đã được liệt kê ở trên;

Bước 2: Nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc trang thông tin điện tử của Sở Công thương nơi có trụ sở chính;

01 bộ nếu thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa không thuộc các trường hợp quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

03 bộ nếu thuộc trường hợp phân phối bán lẻ hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại điểm c Khoản 4 điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ

Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tiến hành cấp giấy phép kinh doanh đối với phân phối bán lẻ hàng hóa không thuộc điểm c Khoản 4 Điều 9.

Với hàng hóa thuộc điểm c Khoản 4 Điều 9 thì phải có ý kiển của Bộ Công thương, Nhà đầu tư sẽ được cấp giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ Công thương nhận được hồ sơ xin ý kiến từ Sở công thương.

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về xin cấp giấy phép kinh doanh, Nhà đầu tư tiến hành chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy lập cơ sở bán lẻ.

Về điều kiện lập cơ sở bản lẻ thứ nhất bào gồm:

  • Có kế hoạch về tài chính;
  • Không còn nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập ở Việt Nam từ trên 01 năm;
  • Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Nếu doanh nghiệp đã có cơ sở bán lẻ thứ nhất và muốn lập thêm các cơ sở bán lẻ ở khu vực khác thì ngoài các điều kiện phải đáp ứng như trên còn phải đáp ứng tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
  • Bàn giải trình gồm: Địa điểm lập cơ sở bán lẻ, Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ,
  • Tài liệu chứng minh đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về thuế;
  • Bản sao: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
  • Bản giải trình các tiêu chí ENT trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Trình tự, thủ tục đăng ký lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục ENT:

Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ Hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ liệt kê trên trừ Bản giải trình các tiêu chí ENT.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua bưu điện, gửi qua mạng điện tử đến Sở Công thương dự kiến lập cơ sở bán lẻ.

Bước 3: Sở Công thương nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 4: Sở Công thương kiểm tra các điều kiện đáp ứng của nhà đầu tư, đồng thời gửi văn bản xin ý kiến của Bộ Công thương nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.

Bước 5: Bộ Công thương quyết định chấp thuận hay từ chối cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Bước 5: Sở Công thương tiến hành cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc ra văn bản từ chối dựa trên chỉ đạo của Bộ Công thương trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Trình tự, thủ tục đăng ký lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục ENT:

Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên;

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đên Sở Công thương nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ;

Bước 3: Sở Công thương tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc;

Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra việc đáp ứng điều kiện và đề xuất thành lập Hội đồng ENT;

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành lập hội đông ENT trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất;

Bước 6: hội đồng ENT tiến hành đánh giá các tiêu chí trong thời hạn 30 ngày làm việc, tính từ khi thành lập và Chủ tịch Hội đồng ENT ban hành kết luận đề xuất.

Bước 7: Sở Công thướng ra văn bản từ chối hoặc trình Bộ Công thương xin ý kiến dựa trên đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT;

Bước 8: Bộ Công thương ban hành văn bản chấp thuận hoặc từ chối trong thời hạn 10 ngày.

Bước 9: Sở Công thương tiến hành cấp giấy phép lập cơ sở hoặc ban hành văn bản trả lời lý do từ chối cấp.

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869