Thủ tục công chứng vi bằng 2021

Vi bằng là một loại bằng chứng mà tòa án sử dụng để chứng cứ chứng minh giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Thừa phát viên thông qua hoạt động ghi nhận các sự kiện, các hành vi có thật theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan, tổ chức cá nhân để lập nên vi bằng, ngoài trừ một số sự việc theo quy định của pháp luật.

Vậy thủ tục công chứng vi bằng theo pháp luật hiện hành được quy định như thế nào?

Vi bằng được sử dụng trong các trường hợp sau:Theo giải thích từ ngữ được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Vi bằng là tài liệu do thừa phát lại chứng kiến thực hiện ghi nhận các sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế theo yêu càu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi toàn quốc.

  • Sử dụng làm nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính;
  • Sử dụng làm căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện công chứng vi bằng cần lưu ý một số vụ việc không được lập vi bằng bao gồm:

  • Những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của Thừa phát lại;
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng;
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, trái với đạo đức xã hội;
  • Hoạt động thuộc phạm vi của công chứng, chứng thực;
  • Xác minh các văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; xác minh chữ ký, bản sao đúng với bản chính;
  • Hoạt động liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng, sở hữu;
  • Hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức, quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Các sự kiện không trực tiếp chứng kiến.

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có thể yêu cầu Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo các khuyến nghị của Bộ Tư pháp trong các trường hợp sau:

  • Về tình trạng trước khi xây dựng công trình của nhà đất liền kề;
  • Về tình trạng nhà trước khi cho thuê hoặc chuyển nhượng;
  • Tình trạng nhà bị lấn chiếm;
  • Việc chiếm giưa nhà , trụ sở, tài sản khác trái phép;
  • Tình trạng tài sản trước khi ly hôn hoặc thừa kế.
  • Mức độ ô nhiễm
  • Việc công trình bị chậm trễ trong thi công
  • Nghiệm thu công trình
  • Tình trạng thiệt hại của Tổ chức, cá nhân do chủ thể khác gây ra.
  • Giao dịch không thuộc thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng và ủy ban nhân dân.

Cá nhân, tổ chức, cơ quan có yêu cầu lập vi bằng thực hiện yêu cầu tại Văn phòng Thừa phát lại bằng văn bản với các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 08/2018/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục lập vi bằng

  • Lập vi bằng theo sự việc trực tiếp chứng kiến. Các nội dung chủ yếu của vi băng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP;

Lưu ý: thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng

  • Thừa phát lại phải ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng theo mẫu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
  • Gửi cho người yêu cầu và lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại
  • Văn phòng Thừa phát lại gửi đến Sở Tư pháp nơi văn phòng có trụ sở hoặc cập nhật trên cơ sở dữ liệu.
  • Sở Tư pháp cập nhật trong vòng 02 ngày làm việc từ ngày nhận được vi bằng

Trên đây là bài tư vấn của 3S về Thủ tục công chứng vi bằng 2021. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.

Công ty TNHH Giải pháp và Tư vấn Dịch vụ 3S Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0948 689 869