Bí quyết xin giấy phép lao động thành công 100%

Việc xin giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một vấn đề vô cùng quan trọng. Có quá nhiều rủi ro có thể xảy ra với người lao động khi họ làm việc không có giấy phép. Nhưng để được Sở Lao động cấp phép là điều không phải dễ dàng, đặc biệt là với người nước ngoài có rào cản ngôn ngữ. Hãy cùng Dịch vụ 3S tổng hợp những bí quyết để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài một các thuận lợi nhé.

Giai đoạn chuẩn bị trước khi xin giấy phép lao động

Xác định chính xác nhu cầu, vị trí tuyển dụng của công ty

Luật quy định rất rõ điều kiện về bằng cấp, kinh nghiệm, hồ sơ đối với từng vị trí tuyển dụng. Do vậy, xác định chính xác vị trí cần tuyển dụng sẽ giúp chúng ta xác định được tài liệu mà người lao động cần phải có là những tài liệu gì?

Yêu cầu người lao động nước ngoài chuẩn bị/cung cấp tài liệu ngay từ khi phỏng vấn.

Việc này giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thể hiện sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ trong khâu tuyển dụng. Thực hiện đúng bước này sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp cực kỳ nhiều thời gian và chi phí.

Các bạn tham khảo một số yêu cầu tối thiểu dưới đây để áp dụng

Lao động kỹ thuật:

  • Chứng chỉ kỹ thuật bởi vì công ty trong nước/nước ngoài cấp; và
  • Giấy công nhận tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nên tuyển dụng được công ty cũ cấp.

Chuyên gia:

  • Đại học trở lên; và
  • Giấy công nhận tối thiều 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được tuyển dụng nên tổ chức cũ cấp;

Nếu có Giấy xác nhận là chuyên gia của doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ Không Cần với đại học và giấy xác nhận 03 năm kinh nghiệm ở trên.

Quản lý:

  • Đại học trở lên; và
  • Giấy xác nhận tối thiều 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nên tuyển dụng nên tổ chức cũ cấp;

Một số vị trí quản lý không cần bằng đại học như các vị trí sau: giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các phó giám đốc,…

Bỏ qua bước này các bạn có thể sẽ làm lãng phí 1-2 tháng thời gian và hàng nghìn USD để làm các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Tệ hơn là các bạn có thể tuyển dụng một người không có năng lực chuyên môn hoặc chuyên môn không phù hợp.

Thư mời bảo lãnh người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc

Đối tượng áp dụng

Thủ tục này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã tìm được người lao động tại nước ngoài mà người đó chưa nhập cảnh vào Việt Nam. Bước này không bắt buộc nếu doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã nhập cảnh vào Việt Nam.

Thực hiện thủ tục, doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích sau:

  • Người lao động nước ngoài sẽ được cấp Visa DN tối đa 3 tháng/nhiều lần (một số trường hợp đặc biệt có thể được cấp dài hơn, nhưng rất hiếm). Visa mã hiệu DN là visa cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích làm việc, không phải du lịch,…Lưu ý bước này cần thực hiện đúng để thủ tục xin Thẻ tạm trú cho người nước ngoài được thuận lợi.
  • Có thời gian để thử việc, đánh giá khả năng thực tế của người lao động tránh trường hợp tuyển dụng các lao động không đủ năng lực, hoặc không phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ động thời gian thực hiện các thủ tục tiếp theo (xin công văn chấp thuận, làm lý lịch tư pháp, công chứng bằng cấp,…).

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Mẫu Na2 theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA
  • Mẫu Na16 theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA
  • Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sao chứng thực
  • Thông báo đã đăng tải mẫu dấu hoặc mẫu dấu do công an cấp chứng thực (chỉ làm lần đầu tiên hoặc khi có sự thay đổi về mẫu dấu).

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố trực thuộc tỉnh.

Lưu ý, phải ghi rõ địa điểm dự định nhập cảnh.

Thời gian thực hiện

Sau 10 ngày làm việc, cơ quan công an sẽ có công văn chấp thuận hoặc từ chối (đa số là chấp thuận, trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ bị từ chối).

Phương thức cấp Visa

Người lao động nước ngoài sẽ cầm theo 1 bản copy Công văn chấp thuận của cơ quan công an khi nhập cảnh vào Việt Nam (có thể dùng bản scan trên di động). Mục đích để đối chiếu thông tin và thuận tiện cho hải quan tìm thông tin.

Visa sẽ được dán khi nhập cảnh và người lao động nước ngoài sẽ phải trả lệ phí theo quy định của nhà nước (…USD cho Visa 3 tháng/nhiều lần).

Lưu ý: Khi người nước ngoài vào Việt Nam bằng visa (thị thực) doanh nghiệp thì có thể làm việc cho doanh nghiệp ngay trong thời hạn 03 tháng trong 03 này nếu có nhu cầu sử dụng tiếp lao động này doanh nghiệp cần tiến hành ngay thủ tục xin Giấy phép và Thẻ tạm trú cho người lao động trên. Trong trường hợp không thực hiện bước này thì để xin thẻ tạm trú do chuyển đổi loại Visa sẽ rất khó khăn.

Thủ tục Xin giấy phép lao động, work permit cho người nước ngoài vào làm việc

Thủ tục đầy đủ bao gồm các bước sau:

Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động lao động nước ngoài với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh /thành phố

Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Các bạn nên thực hiện bước này cùng với bước xin công văn chấp thuận nêu trên để tiết kiệm thời gian.

Tài liệu chuẩn bị riêng cho từng vị trí

Ví trí lao động kỹ thuật: Chứng chỉ kỹ thuật; Giấy xác nhận 01 năm kinh nghiệm tương ứng với vị trí

Vị trí chuyên gia: Bằng đại học; Giấy xác nhận 03 năm kinh nghiệm tương ứng với vị trí

Vị trí quản lý: Bằng đại học trở lên; và Giấy xác nhận tối thiều 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được tuyển dụng được công ty cũ cấp;  Một số vị trí quản lý không cần bằng đại học như các vị trí sau: Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các phó giám đốc,…

Chuẩn bị Giấy khám sức khỏe cho người lao động

Hướng dẫn xin lý lịch tự pháp Việt Nam tại Việt Nam

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp bao gồm.

  • Xác nhận tạm trú của người nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài.

Thời gian thực hiên xin lý lịch tư pháp.

Từ 15-20 ngày làm việc.

Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

Sau khi có đầy đủ tất cả các văn bản nêu trên, các bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại 01 trong 02 cơ quan sau:

  • Ban quản lý các khu công nghiệp: nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp; hoặc
  • Sở lao động thương binh xã hội tỉnh/thành phố:nếu doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp.

Thời gian xem xét hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động: 10-15 ngày làm việc.

Xin thẻ tạm trú người lao động nước ngoài

Lợi ích của thẻ tạm trú: Có thẻ tạm trú, người lao động sẽ được lưu trú, xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần quan tâm đến Visa.

Do vậy, sau khi được cấp Giấy phép lao động, để thuận tiện cho người lao động doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục xin Thẻ tạm trú thay cho Visa.

Điều kiện để được cấp thẻ tạm trú

  • Giấy phép lao động còn thời hạn trên 01 năm (nếu là nhà đầu tư thì không cần giấy phép lao động);
  • Hộ chiếu còn thời hạn trên 01 năm;
  • Loại visa phải phù hợp. Ví dụ: Có giấy phép lao động nhưng Visa được cấp khi nhập cảnh là Visa du lịch (DL) thì chắc chắn không được cấp. Phải là Visa DN thì mới được xem xét cấp thẻ tạm trú.

Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất nếu không làm đúng ngay từ đầu như chúng tôi đã hướng dẫn.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

  • Giấy phép lao động còn hạn > 01 năm sao chứng thực
  • Hộ chiếu bản gốc còn hạn > 01 năm
  • 02 ảnh mầu (kích thước 2cm x 3cm, nền trắng, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, ảnh chụp không quá 01 năm;
  • N6a và N8a theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA

Cơ quan giải quyết

  • Cục quản lý xuất nhập cảnh; hoặc
  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/thành phố.

Thời gian giải quyết: 05-07 ngày.

Thời hạn tối đa của thẻ tạm trú (nếu xin theo giấy phép lao động): 02 năm

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Bí quyết xin giấy phép lao động thành công 100%. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.