Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu như thế nào, các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật hiện hành quy định ra sao?

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

– Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như sau:

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

– Sự kiện bất khả kháng;

– Phòng vệ chính đáng;

– Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;

– Các bên có thỏa thuận khác.

Vì sao các trường hợp trên được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng được được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do:

– Sự kiện đó xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm;

– Hậu quả xảy ra không thể lường trước được cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

Như vậy, khi một sự kiện được cho là sự kiện bất khả kháng thì thiệt hại xảy ra sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường.

Phòng vệ chính đáng

Hành vi phòng vệ chính đáng được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi vì:

– Hành vi tấn công đó là có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng.

– Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

– Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng.

Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó.

Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu một người gây ra thiệt hại do phòng vệ chính đáng thì sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Trường hợp một bên có hành vi gây thiệt hại nhưng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đó là do lỗi của bên bị thiệt hại.

Bên gây thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu bên kia phải bồi thường thiệt hại.

Do đó, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của một bên thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Các bên có thỏa thuận khác

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về bản chất là trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự nói chung đều thực hiện trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận của các bên.

Các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại có thể tự do thỏa thuận vấn đề miễn trách nhiệm.

Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể bằng văn bản.

Thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi.

Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm bằng lời nói và hành vi là rất khó khăn trên thực tế.

Trên đây là bài tư vấn của Dịch vụ 3S về Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0948 689 869 để gặp luật sư tư vấn.